- Công suất của ampli (đơn vị watt, viết tắt là W) thể hiện khả năng khuếch đại âm thanh của ampli. Công suất lớn hay không phụ thuộc vào số lượng sò công suất. Mỗi sò công suất giúp giúp khuếch đại tín hiệu lên một mức nhất định. Công suất càng lớn (khả năng khuếch đại của ampli càng lớn) thì số lượng sò công suất càng nhiều. Để dễ dàng ghép nối amply với loa và đảm bảo chất lượng âm thanh, công suất của amply cần lớn hơn loa; ngược lại, công suất amply bé hơn loa dễ xảy ra hiện tượng đoản mạch và dẫn đến cháy loa.
- Cấu hình amply (stereo, 5.1, 7.1/7.2…): Tùy vào cấu trúc hệ thống âm thanh, bạn có thể lựa chọn amply có cấu hình phù hợp.
- Amply Stereo: được thiết kế để khuếch đại âm tần cho hệ thống âm thanh gồm 2 loa (trái-phải). Đây là bộ khuếch đại đơn giản nhất dùng để phát nhạc trong hệ thống âm thanh gia đình.
- Amply 5.1: được thiết kế cho hệ thống âm thanh vòm 5.1 gồm năm kênh loa: trái, phải, giữa và hai loa sau (có thể bổ sung 1 loa trầm rời). Hệ thống âm thanh này thường được sử dụng cho rạp hát tại nhà, cung cấp âm thanh sống động cho các bộ phim, chương trình truyền hình và trò chơi điện tử.
- Amply 7.1/7.2: tương tự như bộ khuếch đại 5.1 nhưng có thêm hai kênh cho loa vòm bên trái và bên phải. Thiết bị được thiết kế để cung cấp năng lượng cho hệ thống âm thanh vòm 7.1, mang đến âm thanh đắm chìm hơn nữa cho hệ thống rạp hát tại nhà.
Ngoài ba loại amply trên, còn có các bộ khuếch đại được thiết kế cho các mục đích cụ thể, chẳng hạn như bộ khuếch đại guitar, bộ khuếch đại tai nghe và bộ khuếch đại xe hơi, v.v.
Tham khảo thêm bài viết: Các khái niệm âm thanh: Mono, Stereo, và Surround
- Số kênh (channels) Số lượng kênh càng nhiều thì ampli hoạt động với công suất càng lớn. Thông thường, các ampli có số lượng kênh là 2 hoặc 4 kênh, cho phép kết nối với số lượng loa tương ứng hoặc ampli khác. Đối với sản phẩm Bose Music Amplifier, khi kết nối nhiều amply với nhau, bạn sẽ chỉ điều khiển ampli “chính” (đầu tiên) trong chuỗi kết nối chứ không điều khiển riêng lẻ từng ampli. Các ampli còn lại được xem như ampli “phụ” hỗ trợ cho ampli “chính”.
- Trở kháng là đại lượng đo lường mức độ cản trở dòng điện của loa và amply có đơn vị là ohm (Ω). Khi ghép nối amply với loa, nếu trở kháng của loa thấp mà của amply lại cao sẽ dẫn đến hiện tượng bị quá tải và cháy loa. Hiện nay trên thị trường phổ biến các loại loa có trở kháng từ thấp đến cao lần lượt là 4 Ohm, 6 Ohm, và 8 Ohm. Amply cần có trở kháng bằng với loa để ghép nối an toàn và hiệu quả.
- Các tính năng khác: Ngoài ra, để mua được amply như ý, bạn cần tham khảo thêm các thông số khác liên quan đến xử lý tín hiệu, khả năng kết nối thiết bị (các cổng đầu vào, đầu ra), hiệu ứng âm thanh, v.v.